Anh trai túng thiếu đòi chia thừa kế căn nhà bố cho riêng em gái
Anh trai túng thiếu đòi chia thừa kế căn nhà bố cho riêng em gái
Theo quy định tại Điều 24 Luật Cư trú 2006: "Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân”.
Trong trường hợp này, bạn tự mua đất, xây nhà và làm sổ đỏ nên bạn là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà hiện tại. Dù bạn tách hộ khẩu cho mẹ và đồng ý cho anh chị, cháu nhập vào hộ khẩu của mẹ thì họ vẫn không có quyền đòi thừa kế đối với căn nhà bạn đang sở hữu.
Mặt khác, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, sau khi ly hôn, tài sản mà mỗi bên vợ hoặc chồng có được là tài sản riêng của người đó. Do vậy, căn nhà tập thể do cơ quan bố bạn phân cho là tài sản riêng của ông.
Khi bố mất, nếu có di chúc để lại căn nhà tập thể đó cho bạn thì bạn có quyền hưởng thừa kế. Nếu bố không để lại di chúc, di sản để lại sẽ được chia đều cho bạn và anh trai. Mẹ bạn đã ly hôn nên không có quyền được hưởng di sản thừa kế.
Dù anh trai bạn đã từ chối nhận di sản và đồng ý cho bạn thừa kế căn nhà này, tuy nhiên, theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015, việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp này, bạn và anh trai chỉ thỏa thuận bằng miệng nên về nguyên tắc, anh ấy vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế.
Nếu anh trai đòi lại phần thừa kế, bạn vẫn phải thanh toán bằng một nửa giá trị căn nhà tập thể bố để lại, sau khi trừ đi các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm: chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng còn thiếu; chi phí cho việc bảo quản di sản; tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; tiền công lao động; tiền bồi thường thiệt hại; thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; tiền phạt; các chi phí khác.
Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội
- 2008_Thừa kế theo pháp luật - P1
- 2008_Thừa kế theo di chúc - P2
- 2008_Thừa kế theo di chúc - P1
- 2008_Thừa kế - Quy định chung - P2
- 2008_Thừa kế - Quy định chung - P1
- 2008_Luật quốc tịch Việt Nam sửa đổi - P2
- 2008_Luật quốc tịch Việt Nam sửa đổi - P1
- 2008_Tặng cho tài sản - P2
- 2008_Tặng cho tài sản - P1
- 2008_Thủ tục thay tên đổi họ - P2
- 2008_Thủ tục thay tên đổi họ - P1
- 2008_Quy định về quà biếu qua đường nhập khẩu - P2
- 2008_Quy định về quà biếu qua đường nhập khẩu - P1
- 2008_Hợp đồng gửi giữ tài sản - P1
- 2008_Quy định về người đại diện - P2
- 2008_Quy định về người đại diện - P1.2
- 2008_Quy định về người đại diện - P1.1
- 2008_Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - P2.1
- 2008_Hợp đồng vay tài sản - P2.2
- 2008_Hợp đồng vay tài sản - P2.1
- 2008_Hợp đồng vay tài sản - P1.2
- 2008_Thừa kế theo pháp luật - P2
- 2008_Hợp đồng vay tài sản - P1.1
Đến với Công ty luật Bảo Ngọc bạn cảm thấy thế nào? | |
Nội dung: | 2.937 | Thành viên Online: | 43 |
Lượt truy cập: | 8.638.998 | Khách Online: | 53 |
Tất cả nội dung trên website và các mục tư vấn trên vnexpress.net (do Luật sư của Công ty Luật Bảo Ngọc thực hiện) đều thuộc bản quyền của Công ty Luật Bảo Ngọc.
Mọi trích dẫn hoặc sử dụng lại phải ghi rõ: "Theo www.baongoc.vn"
Copyright © 2008-2010 Bao Ngoc Law Firm. Powered by phpCMS!.