Vay tín dụng đen số tiền nhỏ nhưng liên tục bị đe dọa tính mạng
Việc vay mượn giữa các cá nhân với nhau, theo quy định của Bộ luật Dân sự đã hình thành quan hệ hợp đồng vay tài sản.
Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về lãi suất như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”.
Nếu lãi bạn phải trả trong 2 tháng đối với 3.000.000 đồng tiền vay là 500.000 đồng thì tính theo quy định nêu trên, lãi suất vay không được vượt quá 100.000 đồng/2 tháng đối với khoản vay 3.000.000 đồng. Như vậy, bạn đã phải trả lãi suất vay cao gấp khoảng 5 lần so với mức lãi suất tối đa (20%/năm, khoảng 1,66%/ tháng) do pháp luật quy định, bên cho vay đã vi phạm quy định về lãi suất của Bộ luật dân sự.
Do đó, bên cho vay đòi trả nốt 1.000.000 đồng là không có căn cứ pháp lý. Bên cho vay đang là chủ thể vi phạm quy định của pháp luật về mức lãi suất và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, hành vi cho vay tiền nhưng lãi suất vượt quá quy định sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đến 15.000.000 đồng.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn cần làm đơn tố giác tội phạm gửi cơ quan điều tra, đề nghị điều tra, xử lý bên cho vay tiền vừa có hành vi cho vay lãi suất cao vừa có hành vi đe dọa gia đình bạn trả tiền lãi không đúng quy định, để được giải quyết và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của em bạn và gia đình bạn.
Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội
- 2008_Thừa kế theo pháp luật - P1
- 2008_Thừa kế theo di chúc - P2
- 2008_Thừa kế theo di chúc - P1
- 2008_Thừa kế - Quy định chung - P2
- 2008_Thừa kế - Quy định chung - P1
- 2008_Luật quốc tịch Việt Nam sửa đổi - P2
- 2008_Luật quốc tịch Việt Nam sửa đổi - P1
- 2008_Tặng cho tài sản - P2
- 2008_Tặng cho tài sản - P1
- 2008_Thủ tục thay tên đổi họ - P2
- 2008_Thủ tục thay tên đổi họ - P1
- 2008_Quy định về quà biếu qua đường nhập khẩu - P2
- 2008_Quy định về quà biếu qua đường nhập khẩu - P1
- 2008_Hợp đồng gửi giữ tài sản - P1
- 2008_Quy định về người đại diện - P2
- 2008_Quy định về người đại diện - P1.2
- 2008_Quy định về người đại diện - P1.1
- 2008_Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - P2.1
- 2008_Hợp đồng vay tài sản - P2.2
- 2008_Hợp đồng vay tài sản - P2.1
- 2008_Hợp đồng vay tài sản - P1.2
- 2008_Thừa kế theo pháp luật - P2
- 2008_Hợp đồng vay tài sản - P1.1
Đến với Công ty luật Bảo Ngọc bạn cảm thấy thế nào? | |
Nội dung: | 2.938 | Thành viên Online: | 47 |
Lượt truy cập: | 8.654.419 | Khách Online: | 48 |
Tất cả nội dung trên website và các mục tư vấn trên vnexpress.net (do Luật sư của Công ty Luật Bảo Ngọc thực hiện) đều thuộc bản quyền của Công ty Luật Bảo Ngọc.
Mọi trích dẫn hoặc sử dụng lại phải ghi rõ: "Theo www.baongoc.vn"
Copyright © 2008-2010 Bao Ngoc Law Firm. Powered by phpCMS!.